Học viện doanh nhân
0886489888
daotao@bscedu.vn
Lầu 4, Vietphone Building, 64 Võ Thị Sáu, Tân Định, Quận 1, TP. HCM
Có hơn 800 store khắp thế giới, từng đạt doanh thu 4 tỷ USD/năm nhưng Forever 21 vẫn phá sản vì hoạt động theo kiểu công ty gia đình ?

Forever 21 không chỉ huy động các khoản vay từ những thành viên trong gia đình nhà sáng lập mà 2 cô con gái của CEO còn giữ những chức vụ rất quan trọng trong công ty.

Trong nỗ lực mở rộng ra toàn cầu, Forever 21 đã gặp phải tình trạng thua lỗ nặng. Những nhà sáng lập công ty đã phải tìm đến nguồn hỗ trợ tài chính bất đắc dĩ là... 2 cô con con gái của họ.

Cụ thể, năm 2015, nhà sáng lập Jin Sook và Do Won Chang đã vay 10 triệu USD từ 2 người con gái của họ là Linda và Esther Chang với mức lãi suất 2% thông qua các quỹ ủy thác. Hiện tại, 2 cô gái này có tên trong danh sách những chủ nợ không được đảm bảo của Forever 21 trong hồ sơ xin phá sản nộp lên vào ngày thứ 2.

Chi tiết các khoản vay kể trên công khai khiến nhiều người bất ngờ. Mặc dù kích thước và quy mô Forever 21 khá lớn (doanh thu năm 2014 của họ đạt gần 4 tỷ USD) nhưng dường như công ty này vẫn vận hành theo cách khá riêng tư, đặc biệt trong các giao dịch kinh doanh. Các tài liệu không nói chi tiết về kích thước của các quỹ ủy thác và lượng tiền đã bị rút ra bởi các khoản vay.

Hiện tại đại diện của Forever 21 chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.

Các khoản vay trùng khớp với khoảng thời gian thực hiện kế hoạch mở rộng ra toàn cầu của công ty: Cho ra đời 200 cửa hàng trên toàn cầu trong khoảng giữa năm 2005 và 2015. Dự án này được ủng hộ bởi Do Won Chang – CEO của công ty.

Tuy nhiên những cửa hàng mới quá đắt đỏ và quá lớn để chứa hàng khi có nơi diện tích lên tới hơn 3.000 m2. Điều đó đã làm xáo trộn chuỗi cung ứng của Forever 21.

Kết quả của việc mở rộng quá nhiều, và quá nhanh là những cửa hàng mới đã báo cáo lợi nhuận giảm tới 137%. Chúng hủy hoại khả năng nhanh chóng đưa hàng tồn kho ra thị trường của Forever 21, gây thiệt hại lớn về lợi nhuận, khiến đội ngũ quản lý đi chệch hướng.

Dưới áp lực đó, Forever 21 đã buộc phải tìm đến sự trợ giúp từ gia đình nhà sáng lập để sinh tồn. Chang đã ký kết các thỏa thuận cho vay vào tháng 1/2015 gồm cả 10 triệu USD từ tài khoản cá nhân của chính mình và mỗi người con gái 5 triệu USD.

Các khoản vay này không phải là dấu ấn duy nhất của 2 người con nhà sáng lập tại Forever 21. Cả 2 đều giữ những vị trí quan trọng ở công ty sau khi tốt nghiệp đại học.

Esther tốt nghiệp trường Đại học Cornell với bằng về thời trang và nhượng quyền. Ở tuổi 24, tức là năm 2011, cô này đã là Giám đốc nhóm hiển thị hình ảnh của công ty. Trong khi đó, Linda tốt nghiệp từ trường Pennsylvania và bắt đầu làm trưởng nhóm marketing ở tuổi 27 từ 10 năm trước. Hiện nay, Linda đã nằm trong hội đồng quản trị của Forever 21 và là Phó chủ tịch công ty.

2 chị em vào năm 2017 đã hợp sức cho ra mắt thương hiệu Riley Rose như một dịch vụ về sức khỏe và sắc đẹp để bổ sung thêm vào danh mục thời trang cho Forever 21. Hiện giờ, khi trên bờ vực phá sản, công ty sẽ tạm ngừng các kế hoạch mở rộng thương hiệu này bằng cách hủy hợp đồng thuê 9 cửa hàng Riley Rose chưa mở.

Theo Phương Linh

Trí Thức Trẻ/Bloomberg

Quay lại
Bài viết khác
Trở về đầu trang
1
Bạn cần hỗ trợ?